Thursday, December 22, 2016

Sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam đang bị siết chặt

Giải pháp toàn diện về web hosting

Dạo gần đây các khách hàng của WebHosting được thông báo cập nhật lại thông tin chủ thể đăng ký tên miền, nguyên nhân: bà Phạm Đắc Mỵ Trân – Phó chánh Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM khẳng định: “Trong năm 2017, Thanh tra Sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng trên địa bàn TP. HCM, trong đó đặc biệt chú ý đến hoạt động đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế”.Hiện nay đang tồn tại quan niệm sai lầm cho rằng đăng ký tên miền quốc tếsử dụng tên miền quốc tế tiện lợi hơn và không bị Nhà nước quản lý hồ sơ, thông tin đăng ký.

su-dung-ten-mien-quoc-te-cyber-partner

Ảnh: Vivunet.vn

Cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế sai quy định sẽ bị phạt đến 70 triệu đồng. Ảnh: Vivunet.vn

Thực tế này đã dẫn đến rất nhiều vi phạm trong việc chấp hành quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tên miền quốc tế trong thời gian qua.

Phải tuân thủ như sử dụng tên miền “.vn”

Theo thông tin từ thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, sau đợt thanh kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tài nguyên Internet vừa qua đã phát hiện hầu hết các đối tượng bị thanh, kiểm tra (các tổ chức, cá nhân sử dụng tên miền quốc tế) đều không nắm rõ các quy định của pháp luật về đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam.

Trong khi đó, pháp luật quy định Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) là đơn vị thực hiện quản lý tên miền quốc gia Việt Nam “.vn” và tên miền quốc tế mà tổ chức quốc tế phân bổ cho tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.

Điều này có nghĩa là các chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế vẫn phải tuân thủ các quy định pháp luật tương tự như các chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền .vn.

Theo thống kê, hiện nay Việt Nam có hơn 500.000 doanh nghiệp, trong đó số doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử chiếm 45% (khoảng 220.000 doanh nghiệp). Tuy nhiên, số lượng báo cáo về việc sử dụng tên miền quốc tế chỉ có khoảng 153.228 tên miền.

Cũng theo kết quả thanh tra, nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế hiện không thông báo hoặc thông báo thiếu thông tin, thông tin không chính xác với Bộ TT&TT. Theo quy định, hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng.

Trong khi đó, đối với hành vi cung cấp dịch vụ tên miền quốc tế mà không đăng ký hoạt động, không đáp ứng một trong các điều kiện để trở thành nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam thì “án phạt” sẽ là từ 50 – 70 triệu đồng.

Nhiều đại lý tại TP.HCM không chấp hành đúng quy định

Tại TP.HCM, kết quả kiểm tra các đại lý đăng ký tên miền quốc tế ngày 2/12 của Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho thấy đa số không nắm được các quy định pháp luật hiện hành liên quan đến quản lý, đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam.

Nhiều đại lý đã đứng tên chủ thể sử dụng tên miền để đăng ký thay dẫn đến việc thông tin về chủ thể đăng ký sử dụng tên miền quốc tế được thông báo không chính xác. Ngoài ra còn trường hợp không hướng dẫn các chủ thể đăng ký thực hiện thông báo, cập nhật thông tin liên quan đến sử dụng tên miền quốc tế với Bộ TT&TT.

Đồng thời rất nhiều đại lý không thực hiện quy định về xác thực hồ sơ tên miền quốc tế, dẫn đến tình trạng các chủ thể khi đăng ký sử dụng tên miền quốc tế không thực hiện nghĩa vụ thông báo, thông báo thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ.

Về vấn đề này, tại Hội nghị Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành thông tin và truyền thông năm 2016, bà Phạm Đắc Mỵ Trân – Phó chánh Thanh tra Sở TT&TT TP.HCM khẳng định: “Trong năm 2017, Thanh tra Sở sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng trên địa bàn TP. HCM, trong đó đặc biệt chú ý đến hoạt động đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế”.

Tài liệu của các cơ quan cảnh sát điều tra gửi về Bộ TT&TT, cho thấy đa số sai phạm đều tập trung vào nhóm chủ thể đăng ký, sử dụng tên miền quốc tế. Trong số này một số chủ thể có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản, một số khác có hành vi vi phạm về việc cung cấp thông tin trên mạng, thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp khi chưa có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có hành vi vi phạm bản quyền, …

Thực hiện theo chủ trương của Sở TT&TT Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng nhằm bảo đảm quyền lợi của khách hàng của Cyber Partner. Để đăng ký tên miền, người dùng cung cấp thông tin đăng ký theo mẫu sau và gửi đến công ty đăng ký tên miền hoặc đại lý đăng ký tên miền WebHosting

Chủ thể là cá nhân: Tải tại đây + CMND

Chủ thể là doanh nghiệp: Tải tại đây + Giấy phép kinh doanh + CMND của Giám đốc

Nam Khang

Nguồn: Báo Mới

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Sử dụng tên miền quốc tế tại Việt Nam đang bị siết chặt được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Tuesday, December 20, 2016

Các vấn đề hiện tại của WHOIS – Phần 4: Mục đích sử dụng

Giải pháp toàn diện về web hosting

Các vấn đề về mục đích sử dụng là cần thiết trong việc bảo vệ dữ liệu và tính riêng tư. Các mục đích mà dữ liệu WHOIS có thể thu nhập một cách hợp pháp, duy trì và sử dụng cần phải được nêu rõ bằng các điều khoản rõ ràng. Dưới sự cho phép của ICANN, WHOIS có thể được sử dụng cho bất kỳ mục đích hợp pháp, ngoài trừ tiếp thị và spam; cho phép các trình tự động truy vấn tên miền, ngoại trừ quản lý tên miền.

Cơ quan SSAC của ICANN tin rằng vấn đề cơ bản cần phải đối mặt là việc hiểu rõ mục đích của dữ liệu, thông tin đăng ký tên miền. Trong báo cáo SSAC-55, SSAC nói rằng có một nhu cầu quan trọng đối xác định mục đích của chính sách trong việc thu thập và duy trì dữ liệu đăng ký tên miền. Chính sách này nên giải quyết mối quan tâm của các bên thu thập, duy trì và sử dụng dữ liệu này. SSAC tin rằng, chính sách nên giải quyết ít nhất các câu hỏi dưới đây:

  • Tại sao các dữ liệu được thu thập?
  • Dữ liệu phục vụ cho mục đích gì?
  • Ai thu thập dữ liệu?
  • Dữ liệu được lưu trữ ở đâu và bao lâu?
  • Dữ liệu được đảm bảo ở đâu và đảm bảo trong bao lâu?
  • Ai cần dữ liệu và tại sao?
  • Ai cần truy vấn nhật ký truy cập tới dữ liệu và tại sao?

Các SSAC tin rằng một chính sách đồng thuận mà trả lời được tối thiểu các câu hỏi được liệt kê ở trên có thể đạt được và bước đầu cần thiết cho bất kỳ giải pháp tiếp theo của WHOIS.

Những người khác tin rằng mục đích sử dụng dữ liệu WHOIS nên được đem ra xem xét trong ánh sáng của nguyên tắc bảo mật dữ liệu và bảo vệ nhất định được áp dụng ở nhiều nước.

Tác giả: Thịnh Trần

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

 

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Các vấn đề hiện tại của WHOIS – Phần 4: Mục đích sử dụng được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Monday, December 19, 2016

Các vấn đề hiện tại của WHOIS – Phần 3: Tính riêng tư và dịch vụ Proxy

Giải pháp toàn diện về web hosting

Quyền riêng tư và dịch vụ Proxy dành cho cá nhân hoặc tổ chức muốn giữ thông tin của họ đối với thông tin được công bố trên WHOIS. Các lý do khi sử dụng dịch vụ này bao gồm:

  • Cá nhân không muốn thông tin của mình bị công bố trên Internet.
  • Tổ chức thuộc về tôn giáo, chính trị hoặc dân tộc thiểu số; hoặc chia sẻ thông tin về lý luận hoặc giới tính,…
  • Các công ty có kế hoạch sáp nhập sắp nhập trong tương lại, các sản phẩm mới hoặc tên dịch vụ, tên bộ phim mới hoặc các sản phẩm khác.

Có hai loại dịch vụ này bao gồm:

  • Privacy Service: một danh sách thay thế, thông tin liên lạc tin cậy, như địa chỉ, số điện thoại, …
  • Proxy Service: đăng ký tên miền riêng của mình, và cấp phép sử dụng lại cho khách hàng của mình. Các thông tin liên lạc được hiển thị là thông tin của nhà cung cấp dịch vụ, chứ không phải thông tin của khách hàng. Các nhà cung cấp dịch vụ duy trì tất cả các quyền như là khách hàng của mình (vd: quản lý, đổi mới, chuyển giao và xóa tên miền,…), và chịu mọi trách nhiệm cho tên miền và mục đích sử dụng của tên miền này.

Proxy và dịch vụ riêng tư là một trong những phát triển chậm nhất của WHOIS. Mãi cho đến RAA 2013, mới có một số quy tắc hoặc chính sách chấp nhận những loại dịch vụ này, RAA 2013 bao gồm các miêu tả kỹ thuật tạm thời mô tả một bộ các yêu cầu tối thiểu về tính Proxy và tính riêng tư cấp cho Công ty đăng ký và đại lý của ICANN. Những yêu cầu này được thông qua tạm thời (hết hạn và 1/12017), để cho phép các GNSO giới thiệu các chính sách phù hợp để áp dụng cho việc cung cấp các dịch vụ này. Cùng với các hoạt động phát triển chính sách này, ICANN đã cam kết thiết lập một chương trình chứng nhận cho các nhà cung cấp dịch vụ, để thiết lập một khuôn khổ hợp đồng mới cho việc thực thi những những quy định và chính sách mới trên cơ sở phù hợp với tất cả các nền tảng của các nhà cung cấp dịch vụ này.

Tác giả: Thịnh Trần

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Các vấn đề hiện tại của WHOIS – Phần 3: Tính riêng tư và dịch vụ Proxy được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Sunday, December 18, 2016

Các vấn đề hiện tại của WHOIS – Phần 2: Tính riêng tư

Giải pháp toàn diện về web hosting

Các thảo luận về tính riêng tư và lưu chuyển dữ liệu cá nhân luôn là tâm điểm tại các cuộc thảo luận về WHOIS. Một số trung tâm thảo luận chính sách đang thay đổi chính sách của WHOIS để giới hạn số lượng thông tin kết quả hiển thị trên WHOIS. Nhiều quốc gia châu Âu kiểm soát chặt sẽ việc lưu chuyển dữ liệu cá nhân qua biên giới của các quốc gia. Cơ quan đăng ký tên miền tài trợ cho một tên miền có thể có nhiều khách hàng từ nhiều quốc gia khác nhau, đồng thời các truy vấn dữ liệu WHOIS cũng đến từ nhiều quốc gia. Luồng dữ liệu lưu chuyển toàn cầu. Luật pháp thì thay đổi theo thời gian và nó có thể gây khó khăn trong việc xác định tính riêng tư khi áp dụng cho luồn thông tin và dữ liệu trao đổi giữa các nước.

Kết quả là, có khả năng xung đội giữa luật pháp giữa các quốc gia với các điều khoản và điều kiện của WHOIS. Cơ quan đăng ký tên miền phải tuân thủ theo pháp luật hiện hành. ICANN đã phát triển các thủ tục để giải quyết các vấn đề mẫu thuẫn phát sinh giữa thuân thủ chính sách của ICANN và luận phát của quốc gia.

Để đăng ký tên miền, người dùng cung cấp thông tin đăng ký theo mẫu sau và gửi đến công ty đăng ký tên miền hoặc đại lý đăng ký tên miền WebHosting

Chủ thể là cá nhân: Tải tại đây + CMND

Chủ thể là doanh nghiệp: Tải tại đây + Giấy phép kinh doanh + CMND của Giám đốc

Tác giả: Thịnh Trần

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

 

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Các vấn đề hiện tại của WHOIS – Phần 2: Tính riêng tư được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Saturday, December 17, 2016

Các vấn đề hiện tại của WHOIS – Phần 1: Độ chính xác

Giải pháp toàn diện về web hosting

 Mục đích của dữ liệu WHOIS là cung cấp thông tin chính xác về người đăng ký tên miền. Tuy nhiên, có một số phát hiện cho thấy rằng, chất lượng của dữ liệu WHOIS đôi khi không chính xác, cần phải cải thiện thêm.

Cách nào để xác định dữ liệu được hiển thị trong WHOIS là chính xác? Có những thông tin hiển thị chính xác như: tên của chủ thể đăng ký tên miền, địa chỉ, email,… – tuy nhiên thông tin này có thể là của công ty đăng ký tên miền hoặc đại lý đăng ký tên miền.

Có các cuộc tranh luận trong cộng đồng ICANN về cách kiểm tra độ chính xác cửa dữ liệu WHOIS. Một số khác cho rằng việc kiểm tra tính chính xác của các dữ liệu cá nhân hơi phức tạp và đôi khi phải có quyền truy cập vào một danh sách, dữ liệu nào đấy (liên quan về tính xâm nhập)

Trước khi thông qua RAA năm 2013, công ty đăng ký tên miền thì không đòi hỏi xác nhận hoặc chứng thực dữ liệu WHOIS. RAA năm 2013 thì yêu cầu trách nhiệm xác thực các trường dữ liệu WHOIS, và xác nhận email và số điện thoại được hiển thị. ICANN đã cam kết đưa ra các nghiên cứu để đánh giá mức độ chính xách của dự liệu WHOIS theo thời gian. Các nghiên cứu này có thể dẫn đến việc phát triển chính sách mới trong GNSO để sửa đổi những chính sách hiện có hoặc tạo ra các chính sách mới để góp phần làm cho dữ liệu WHOIS chính xác hơn.

Để đăng ký tên miền, người dùng cung cấp thông tin đăng ký theo mẫu sau và gửi đến công ty đăng ký tên miền hoặc đại lý đăng ký tên miền WebHosting

Chủ thể là cá nhân: Tải tại đây+ CMND

Chủ thể là doanh nghiệp: Tải tại đây + Giấy phép kinh doanh + CMND của Giám đốc

Tác giả: Thịnh Trần

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

 

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Các vấn đề hiện tại của WHOIS – Phần 1: Độ chính xác được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Friday, December 16, 2016

Vài nét cơ bản về công cụ tìm kiếm trên WHOIS

Giải pháp toàn diện về web hosting

Hầu hết các kết quả của công cụ tìm kiếm WHOIS, đặc biệt là các kết quả ở trên cùng của kết quả tìm kiếm, là đường dẫn đến trang web của nhà đăng ký tên miền đã bán tên miền này và các dịch vụ liên quan. Ngoài ra còn hiển thị thông tin về người dùng đã đăng ký tên miền. Để sử dụng thành thạo WHOIS, điều quan trọng là phải bắt đầu đúng chỗ. Dịch vụ WHOIS của ICANN ?, một khi nó hoạt động, có thể làm cho truy cấn WHOIS một cách dễ dàng hơn.

Dịch vụ WHOIS được cung cấp bởi các nhà cung cấp đăng ký tên miền và cung cấp cho những tên miền mà họ tài trợ. VD bạn không thể vào whois.net để tra cứu tên miền cyberpartner.vn ! Truy cập đến mạng phân tán của các cơ sở dữ liệu độc lập theo 2 hướng: – thông qua một trang web miễn phí và – thông qua một dịch vụ Port 43 miễn phí. Trang web cho phép truy xuất theo thời gian thực đến dữ liện WHOIS theo các cách tìm kiếm đơn lẻ; truy cập qua Port 43 cho phép các truy vấn tự động của phần mềm. Tìm kiếm dữ liệu WHOIS của người dùng đăng ký như: thông tin của người quản trị, thông tin của kỹ thuật viên, thời gian khởi tạo, thời gian hết hạn có thể được thực hiện tại các hệ thống của công ty đăng ký tên miền (hoặc thông qua chính trang web hoặc dịch vụ Port 43)…

Dịch vụ WHOIS của ICANN’s, một khi hoạt động (giai đoạn 2), sẽ cung cấp thêm một tài nguyên bổ sung cho phép truy xuất  WHOIS, ngoài các truy xuất được cung cấp bởi các nhà cung cấp đăng ký tên miền.

Tác giả: Thịnh Trần

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Vài nét cơ bản về công cụ tìm kiếm trên WHOIS được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Thursday, December 15, 2016

Thủ tục đăng ký tên miền với người dùng

Giải pháp toàn diện về web hosting

Để đăng ký tên miền, người dùng phải đăng ký với một đại lý hoặc một công ty đăng ký tên miền. Công ty đăng ký tên miền sẽ kiểm tra liệu xem tên miền phù hợp hay không, sau đó mới tạo một bản ghi WHOIS thông tin của người dùng. Thủ tục đăng ký tên miền này cũng có thể thực hiện thông qua các đại lý của công ty đăng ký.

Biểu đồ bên dưới minh họa các chức năng chính của các bên khi tham gia vào quá trình đăng ký tên miền:

Người đăng ký (registrant): là cá nhân hoặc tổ chức muốn đăng ký tên miền. Để đăng ký tên miền, cá nhân hoặc tổ chức sẽ gửi yêu cầu đến công ty đăng ký tên miền hoặc đại lý đăng ký tên miền. Các điều khoản đăng ký bị ràng buộc bởi các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng đăng ký tên miền, vd: thời gian khởi tạo tên miền, thời gian duy trì tên miền, số lượng tên miền, điều khoản thanh toán, trách nhiệm các bên, các vấn đề giải quyết khi tranh chấp tên miền,…bồi thường tổn thất,…theo thỏa thuận tuân theo pháp luật trong việc giao dịch, cung cấp tên miền. Người đăng ký có các trách nhiệm rõ ràng thông qua các điều khoản trong hợp đồng, cũng như thanh toán chí phí, thời gian thanh toán và cập nhật kịp thời các thông tin chính xác về người đăng ký.

Nhà cung cấp đăng ký tên miền (registrars): là những tổ chức được công nhận bởi ICANN và có các chứng nhận khai thác để bán tên miền. Họ bị ràng buộc bởi điều khoản Registrar Accreditation Agreement (RAA) với ICANN. Các RAA đặt ra các trách nhiệm, buộc các nhà cung cấp tên miền phải bảo trì dữ liện WHOIS, thông báo các thông tin về tên miền, tạo điều kiện cho các truy vấn WHOIS được công khai, đảm bảo thông tin chi tiết đăng ký của người dùng, và tuân thủ các điều khoản của RAA liên quan trong toàn bộ thời gian đăng ký.

Một số người dùng có thể lựa chọn đăng ký thông qua một đại lý đăng ký tên miền (reseller). Đây là những đối tác liên kết hoặc ủy quyền của công ty đăng ký tên miền, và thường cung cấp thêm các dịch vụ khác như: web hosting, email,….Các đại lý đăng ký tên miền bị ràng buộc bởi hợp đồng với các công ty đăng ký tên miền trên các sản phẩm họ bán ra, và không bị ràng buộc bởi ICANN. Ngoài ra, công ty đăng ký tên miền của các đại lý sẽ chiết khấu cho các tên miền được đăng ký và vẫn có trách nhiệm trên những tên miền này.

Cơ quan khai thác tên miền (registry operators) có trách nhiệm duy trì đăng ký cho mỗi tên miền cấp cao (TLD). Trách nhiệm của cơ quan khai thác tên miền gồm xử lý các yêu cầu đăng ký tên miền, duy trì cơ sở dữ liệu thông tin đăng ký và cung cấp tên máy chủ lên dữ liệu tập tin khu vực (vd: thông tin về vị trí của một tên miền) thông suốt trên Internet.

ICANN là tổ chức quốc tế phi lợi nhuận giám sát việc cấp phát cả địa chỉ IP và tên miền. Tổ chức này có trách nhiệm quản lý máy chủ gốc và quản lý hệ thống tên miền gốc (TLD) và có nhiệm vụ làm việc với cả công ty cung cấp tên miền và công ty đăng ký tên miền về việc nền tảng chung cho hệ thống WHOIS.

Tác giả: Thịnh Trần

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

 

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

 

Bài viết Thủ tục đăng ký tên miền với người dùng được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Wednesday, December 14, 2016

Tổng quan kỹ thuật về công cụ tra cứu tên miền WHOIS

Giải pháp toàn diện về web hosting

Tổng quan về kỹ thuật.

Giao thức tra cứu tên miền WHOIS là giao thức truyền dựa trên TCP, giao thức được sử dụng rộng rãi trong việc cung cấp dịch vụ thông tin đến người dùng trên Internet. Cơ bản WHOIS được sử dụng để cung cấp các dịch vụ và thông tin tên miền đã đăng ký, tra cứu tên miền hiện tại; và cung cấp các dịch vụ thông tin liên quan. Giao thức này cung cấp nội dung thông tin dưới dạng trực quan, giúp người dung dễ dàng đọc được.

Tiêu chuẩn kỹ thuật hiện tại

ICANN yêu cầu các nhà công ty và đại lý cung cấp tên miền phải tuân theo các tiêu chuẩn kỹ thuật cho dịch vụ WHOIS đối với các dịch vụ mà các công ty và đại lý này cung cấp. (được mô tả rõ ràng trong hợp đồng của ICANN với các công ty và đại lý). Những tiêu chuẩn này bào gồm thỏa thuận mức độ của dịch vụ, yêu cầu định dạnh, và giao thức truy cập.

Bạn có thể tìm thêm thông tin đặc tả kỹ thuật của giao thức WHOIS thông qua tài liệu RFC 3912 để tra cứu tên miền. Khi được xuất bản vào 09/2004, RFC 3912 hoàn thiện hơn phiên bản tiền nhiệm RFC 954 đã lỗi thời. Tuy vậy, giao thức WHOIS thiếu nhiều các thuộc tính về mặt kiến trúc của giao thức, ví dụ: vấn đề chuẩn hóa bảo mật, chuẩn chung cho quốc tế,… nó được mong đợi sẽ sớm có bản nâng cấp trong tươi lai gần. RFC 3912 không can thiệp khắc phục các thiếu sót. Công việc hiện đang được tiến hành trong một hoạt động nghiên cứu độc lập của IEFT, “Web Extensible Internet Registration Data Service” (WEIRDS) để xác định một giao thức kỹ thuật mới, nhằm giải quyết những thiếu sót đã phát hiện trong giao thức hiện tại. Một khi được xuất bản bởi IETF như là tiêu chuẩn đề nghị, thì lúc đấy các hợp đồng của ICANN’s cho phép chuyển đổi sang giao thức mới.

Tác giả: Thịnh Trần

141Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Tổng quan kỹ thuật về công cụ tra cứu tên miền WHOIS được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Tuesday, December 13, 2016

Cách hoạt động của DNS và WHOIS để đăng ký tên miền – Phần 2

Giải pháp toàn diện về web hosting

Tiếp nối tổng quan về cách hoạt động của DNS và WHOIS – Phần 1mình trình bày tiếp tục ở phần 2 này.

Cơ sở dữ liệu WHOIS được cập nhật và quản lý chủ yếu thông qua các nhà đăng ký tên miềnđại lý tên miền; ví dụ: Public Interest Registry (PIR) sẽ duy trì và quản lý tên miền .ORG, VNNIC sẽ duy trì và quản lý tên miền .VN,.. Bộ phận IANA của ICANN sẽ vận hành các bản ghi trung tâm cho tất cả các tên miền trên Internet, trỏ đến máy chủ WHOIS của các tên miền phụ cũng như thông tin liên hệ của các tên miền này.

Các nhà điều hành bản ghi DNS cũng duy trì một hệ thống quan trọng khác, tên máy chủ đã được chứng thực, nơi giữ “key” để trỏ đến vị của của website được đặt. VD: nếu bạn ghõ: webhosting.cyberpartner.vn vào trình duyệt, ISP sẽ truy vấn tên máy chủ, bắt đầu từ hệ thống máy chủ gốc (trong trường hợp này là máy chủ PIR) để tìm ra tên của máy chủ nào liên quan đến tên miền này. Một trong những máy chủ tên miền sau đó sẽ liên lạc và trả về địa chỉ IP của tên miền này. Máy tính của bạn có thể kết nối với máy chủ của website WebHosting

Việc lựa chọn các máy chủ DNS của mỗi lần truy vấn phụ thuộc vào phần đuôi của mỗi tên miền (vd: .COM, .NET, .VN, .COM.VN,…) hay được được gọi là các tên miền cấp cao (TLD). Nếu ISP của bạn vẫn chưa biết được cần liên hệ máy chủ nào để truy vấn thì ISP sẽ bắt đầu truy vấn từ máy chủ gốc. Có các máy chủ gốc khác nhau nằm khắp nơi trên thế giới được trỏ đến các máy chủ tên miền phụ phù hợp.

WHOIS được thiết kế để làm việc theo cùng 1 cách: Bắt đầu từ WHOIS.IANA.ORG, theo các tham chiếu để truy vấn xuống các máy chủ WHOIS cấp phụ bên dưới (nếu vẫn chưa truy vấn được thông tin yêu cầu). Quá trình này được minh họa bằng hình ảnh dưới đây (đối với các tên miền ít được truy vấn). Đối với các tên miền được truy vấn nhiều thì nên được bổ sung thông tin WHOIS của tên miền vào cơ sở dữ liệu của các công ty đăng ký tên miền để tăng hiệu quả khi  đăng ký tên miền.

Tác giả: Thịnh Trần

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

 

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

rtneĐiện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpar.vn

 

Bài viết Cách hoạt động của DNS và WHOIS để đăng ký tên miền – Phần 2 được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Monday, December 12, 2016

Cách hoạt động của DNS và WHOIS – Phần 1

Giải pháp toàn diện về web hosting

Hệ thống tên miền (DNS) là một cơ sở dữ liệu phân tán và phân cấp để tra cứu thông tin về một tên miền duy nhất,… để giúp mọi người kết nối với các tài nguyên như website và máy chủ email trên Internet. Nói cho dễ hình dung, mỗi máy tính có một con số định danh duy nhất được gọi là địa chỉ IP, nó như một số điện thoại. Một máy tính có thể liên lạc được với máy tính khác miễn là nó biết được IP của máy đối phương. Bởi vì những con số này rất khó để nhớ được, nên chúng ta mới sử dụng tên miền, vd: cyberpartner.vn thay thế. DNS được sử dụng để dịch giữa tên miền và địa chỉ IP.

WHOIS cung cấp thông tin đầy đủ để liên lạc với một bên có trách nhiệm về các tài nguyên Internet, bên này sẽ cung cấp các kết quả cho một bên yêu cầu, truy vấn thông tin về tên miền trên Internet hoặc máy chủ DNS. Thật không may khi thuật ngữ “WHOIS” phải mang quá nhiều ý nghĩa: nào là giao thức, dịch vụ, loại dữ liệu liên quan như: tên miền, địa chỉ IP, và các hệ thống ASNs. Cổng thông tin WHOIS được dành cho việc miêu tả hệ thống WHOIS chỉ cho các tên miền cấp cao. Và không miêu tả cách thức WHOIS áp dụng cho từng mã tên miền quốc gia (CCTLDs), địa chỉ IP hoặc hệ thống ASNs.

Các dịch vụ được cung cấp bởi công ty đăng ký tên miền và đăng ký cung cấp dữ liệu WHOIS được gọi là các dịch vụ WHOIS hoặc dịch vụ thư mục dữ liệu đăng ký

Trên đây mình trình bày tổng quan, ở bài viết sau mình sẽ trình bày rõ hơn về cách hoạt động của DNS và WHOIS. Hẹn gặp các bạn ở phần 2.

Tác giả: Thịnh Trần

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

 

Web Hosting 

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

 

Bài viết Cách hoạt động của DNS và WHOIS – Phần 1 được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Monday, November 21, 2016

Lịch sử của công cụ tra cứu thông tin tên miền WHOIS

Giải pháp toàn diện về web hosting

Khi bạn muốn biết thông tin sở hữu tên miền, đơn giản chỉ cần vào WHOIS, cách sử dụng có thể ai cũng nắm rồi, nhưng lịch sử ra đời của WHOIS thế nào, đó cũng là 1 vấn đề thú vị đáng để tìm hiểu đấy các bạn.

WHOIS ra đời vào 1982 khi mà tổ chức the Internet Engineering Task Force (IETF) công bố giao thức cho dịch vụ quản lý thư mục dành cho người dùng của ARPANET. Ban đầu, các thư mục chỉ hiển thị các thông tin liên hệ đã được yêu cầu truy vấn của bất kì người dùng truyền dữ liệu qua mạng ARPENET. Khi Internet phát triển, WHOIS bắt đầu phục vụ, đáp ứng các như cần của các bên khác nhau như là: người đăng ký, các nhà thi hành luật, sở hữu trí tuệ; chủ sở, doanh nghiệp hoặc người dùng cá nhân sở hữu thương hiệu. Nhưng các giao thức cở bản vẫn dựa trên tiêu chuẩn gốc IETF. Giao thức WHOIS được tổ chức quản lý tên miền ICANN kế thừa vào năm 1998.

Xem thêm:

Tác giả: Thịnh Trần – 0166 865 6660

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

 

Web Hosting 

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Lịch sử của công cụ tra cứu thông tin tên miền WHOIS được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Thursday, November 17, 2016

Cơ quan quản lý tên miền ICANN được tổ chức thế nào?

Giải pháp toàn diện về web hosting

Sau khi đã hiểu được vài trò của tổ chức quản lý tên miền ICANN , bây giờ chúng ta tìm hiểu tiếp về cách tổ chức của cơ quan quản lý tên miền ICANN.

Tại trung tâm hoạch định chính sách của ICANN được tổ chức theo “mô hình nhiều bên.” Mô hình quản trị phân cấp này đặt cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức lợi ích phi thương mại và chính phủ về một mức độ như nhau. Không giống như các mô hình quản trị truyền thống từ trên xuống, nơi mà chính phủ đưa ra quyết định chính sách, các cách đa tiếp cận. ICANN thì xây dựng chính sách theo nguyên tắc đồng thuận theo định hướng dựa vào cộng đồng. Ý tưởng là quản lý Internet nên thực hiện theo cấu trúc vốn có của Internet, là không biên giới và mở cho tất cả.

Trong khi Ban Hội đồng ICANN có thẩm quyền tối cao chấp thuận hoặc từ chối đề xuất chính sách, các Tổ chức hỗ trợ (SOs) chịu trách nhiệm phát triển và đề xuất chính sách lên hội đồng. Các Ủy ban tư vấn (ACs) tư vấn cho Ban Hội đồng ICANN, và trong một số trường hợp cụ thể, có thể đưa ra các vấn đề về phát triển chính sách. Các SOs/ACs sẽ được mô tả chi tiết hơn ở các bài viết sau. Nhân viên ICANN có trách nhiệm thực hiện và thực thi chính sách phát triển bởi cộng đồng ICANN và được thông qua bởi Ban Hội đồng ICANN.

Các Thanh Tra ICANN là một đơn vị hoạt động độc lập, khách quan và trung lập Hợp đồng với ICANN, với thẩm quyền đối với các vấn đề và khiếu nại về các quyết định, hành động hoặc không hành động của ICANN, Ban Hội đồng, hoặc đối xử bất công của nhân viên ICANN đối với một thành viên cộng đồng, Hội đồng hoặc một cử tri bất kỳ. Ban đề cử là một nhóm tình nguyện viên cộng đồng chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của tám thành viên cho Hội đồng ICANN, và thành viên Ủy ban Tư vấn (ACs), Tổ chức hỗ trợ tên miền quốc gia và Tổ chức hỗ trợ tên miền gốc.

 

 

Xem thêm:

Tác giả: Thịnh Trần – 0166 865 6660

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Cơ quan quản lý tên miền ICANN được tổ chức thế nào? được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Wednesday, November 16, 2016

Tên miền chuyển tên đang chờ đợi hướng dẫn

Giải pháp toàn diện về web hosting

Những người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng tên miền, vẫn phải chờ hướng dẫn về thanh toán thuế của Bộ Tài chính.

Điều này bất chấp một thông tư ban hành về việc chuyển nhượng qmuyền sử dụng tên miền internet được giao mà không đấu giá, có hiệu lực từ 15 tháng 8 năm 2016, báo cáo tin tức công nghệ thông tin trực tuyến.
tên miền chuyển tên
Qua nhiều năm, việc bán hoặc chuyển nhượng tên miền “.vn” là một nhu cầu chính đáng của các công ty phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trên thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký mua hàng chục ngàn tên miền, hoặc những công ty muốn bán hoặc chuyển nhượng tên miền đăng ký của họ. Nhưng họ không làm một trong những điều do các cơ chế pháp lý không đủ để thực hiện việc bán hàng hay chuyển tiền như vậy.

Trong khi đó, nhiều người muốn sử dụng hoặc mua lại tên miền nhưng họ không có cơ hội để có được tên miền mà họ thích. Điều này dẫn đến nhiều người chuyển tên miền trái phép có nguy cơ cao.

Đến cuối tháng Sáu, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành một thông tư để hướng dẫn làm thế nào để chuyển tên miền internet được giao mà không một cuộc đấu giá. Nó có hiệu lực vào ngày 15 tháng 8 năm 2016. Thông tư này áp dụng cho tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước những người muốn tham gia vào việc bán, chuyển nhượng tên miền Internet Việt Nam “.vn” được giao không phải đấu giá.

Một đại diện của Mạng lưới Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam (VNNIC) cho biết sự ra đời của thông tư này nhằm đưa vào cuộc sống hàng ngày các quy định về chuyển nhượng quyền sử dụng tên miền được giao mà không một cuộc đấu giá. Đây là cơ sở quan trọng của pháp luật và được kỳ vọng sẽ làm cho thị trường tên miền internet náo nhiệt và nâng cao giá trị của tên miền tiếng Việt cũng như thúc đẩy sự phát triển của tên miền Việt Nam “.vn”.

Thông tư quy định rõ ràng rằng tất cả các bên đã tham gia chuyển nhượng tên miền internet hoặc đăng ký tên miền “.vn” phải thực hiện việc chuyển giao hoặc bán một cách minh bạch.
Người đại diện của VNNIC cũng cho biết thông tư chỉ dẫn cách để hoàn thành các thủ tục hành chính về chuyển nhượng tên miền “.vn”. Một vấn đề quan trọng là các nghĩa vụ nợ thuế phải được hoàn thành trước khi chuyển tên miền theo yêu cầu của cơ quan thuế. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về thanh toán thuế.
Chỉ có hai tuần để lại cho tròn để có hiệu lực. Tuy nhiên, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng vẫn phải chờ đợi cho một hướng dẫn cụ thể về thanh toán thuế của Bộ Tài chính.

Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps  phù hợp.

Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

Website: webhosting.cyberpartner.vn

 

Bài viết Tên miền chuyển tên đang chờ đợi hướng dẫn được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Đội ngũ của cơ quan quản lý tên miền ICANN

Giải pháp toàn diện về web hosting

Nhân sự, văn phòng của cơ quan quản lý tên miền ICANN có ở Việt Nam hay không ?

 Đội ngũ ICANN có trách nhiệm hỗ trợ các hoạt động phát triển chính sách, cũng như thực hiện các chính sách phát triển bởi cộng đồng ICANN và được thông qua bởi Hội đồng ICANN. Ngoài ra, những trách nhiệm khác của nhân viên ICANN là cung cấp chức năng IANA, hoạt động L-Root, hoạt động an ninh và dự phòng, lập kế hoạch kinh doanh liên tục, hoạt động DNSSEC, tuân thủ các thỏa thuận, chương trình IDN và thực hiện chương trình gTLD tên miền mới.

 ICANN có nguồn lực là các tổ chức chuyên nghiệp như nhân sự, lập dự án, tài chính, truyền thông và công nghệ thông tin để hỗ trợ các hoạt động của ICANN. Nhân viên chuyên biệt sẽ hỗ trợ công việc được thực hiện bởi Hội đồng, các tổ chức hỗ trợ (SOs) và Ủy ban Tư vấn (ACs). Trong một số trường hợp bao gồm cung cấp thư ký hoặc các chức năng hỗ trợ và hỗ trợ phát triển tư vấn chính sách tên miền.

 ICANN có văn phòng quản lý tên miền trên bốn châu lục và nhân viên làm việc trên toàn thế giới. Ba văn phòng trung tâm ICANN chính được đặt tại Los Angeles, California, Mỹ, Singapore và ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Thêm vào đó, các văn phòng tham gia cam kết của ICANN có thể được tìm thấy ở Bắc Kinh, Trung Quốc; Brussels, Bỉ; Geneva, Thụy Sĩ; Montevideo, Uruguay; Seoul, Hàn Quốc; và Washington DC, Mỹ.

 

Xem thêm:

Tác giả: Thịnh Trần – 0166 865 6660

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

 

 

Bài viết Đội ngũ của cơ quan quản lý tên miền ICANN được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Tuesday, November 15, 2016

Vai trò của ICANN trong việc quản lý tên miền

Giải pháp toàn diện về web hosting

 

Như ở bài trước, chúng ta đã biết về tổ chức quản lý tên miền ICANN, tiếp tục hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò của ICANN trong việc quản lý tên miền.

Khi bạn cần tìm một ai đó trên internet, bạn gõ vàp thanh địa chỉ trên trình duyệt một tên miền gọi hoặc một dãy số địa chỉ IP – định danh này phải là duy nhất. Vì thế, dựa vào định danh duy nhất này mà máy tính biết được nơi để tìm thấy nhau.

ICANN duy trì và quản lý các định danh duy nhất trên toàn thế giới thông qua sự quản lý của ICANN bằng hệ thống tên miền (NS), vì nếu không có các NS này chúng ta không thể mở rộng internet toàn cầu.

ICANN dựa trên chính sách cộng đồng để bắt kịp với công nghệ năng động và đổi mới nhanh chóng. ICANN phát triển chính sách bởi nhiều đại diện từ cộng đồng internet toàn cầu và hơn 1000 nhà đăng ký tên miền được tuyển chọn hiện đang quản lý các tên miền cấp cao.

ICANN có thể làm việc để mở rộng sự lựa chọn của người tiêu dùng bằng cách thúc đẩy cạnh tranh và đổi mới trong các tên miền trên thị trường, ICANN có thể phối hợp với các hệ thống tên miền Internet, giao thức cấp phát địa chỉ, giao thức giao tiếp của các máy chủ gốc, hệ thống quản lý tên miền quốc gia, quản lý cơ sở dữ liện múi giờ an toàn và ổn định.

ICANN có thể hỗ trợ bảo mật DNS thông qua đào tạo kỹ thuật và tham gia điều phối, cộng tác với cộng đồng trong việc thực hiện các tiêu chuẩn như khả năng tương tác DNS.

Công việc của ICANN cho phép các công nghệ mới để phát triển, trong khi vẫn duy trì khả năng tương tác trên internet toàn cầu, ví dụ trong việc quản lý định danh giao thức duy nhất thì một ứng dụng được phép giao tiếp trong kết nối an toàn cụ thể với nhau.

ICANN có thể giám sát các hợp đồng duy trì và thực thi các chính sách đồng thuận đã được phát triển thông qua các quá trình lấy ý kiến cộng với chức năng tuân thủ các thỏa thuận đó, nhằm đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm các bên tham gia.

Ban giám đốc đại diện cho cộng đồng để hỗ trợ giải quyết các vấn đề trong tổ chức như: địa chỉ tên miền quốc gia, địa chỉ tên miền gốc; là ủy ban cố vấn của các chính phủ về hệ thống máy chủ tên miền an toàn, ổn định và theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của Internet Engineering Task Force (IETF). Hướng dẫn cách đăng ký các cập nhật và cách tham gia vào các diễn đàn cộng đồng, tham gia và các cuộc họp cộng đồng của ICANN.

 

 

Xem thêm:

 

Tác giả: Thịnh Trần – 01668656660

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

 

Bài viết Vai trò của ICANN trong việc quản lý tên miền được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Monday, November 14, 2016

Tổ chức quản lí Tên Miền ICANN

Giải pháp toàn diện về web hosting

Để trả lời câu hỏi tên miền là gì? Tên miền hoạt động ra sao? Chúng ta hãy tìm hiểu trước xem cơ quan quản lý tên miền là ai?

ICANN là một tổ chức phi lợi nhuận với người tham gia từ khắp nơi trên thế giới mục đích là giữ Internet an toàn, ổn định và tương thích. Nó thúc đẩy cạnh tranh và phát triển chính sách về định danh duy nhất của Internet. Thông qua vai trò điều phối của hệ thống tên miền trên Internet, nó thực hiện hang loạt tác động quan trọng vào việc mở rộng và phát triển của Internet.

Trung tâm hoạch định chính sách của ICANN là một “mô hình nhiều bên”. Đây là một cách tiếp cận thống nhất, định hướng dựa vào cộng đồng để xây dựng chính sách. Ý tưởng quản lý Internet là nên mô phỏng cấu trúc của chính Internet, không biên giới và mở rộng cho tất cả.

ICANN đóng một vai trò duy nhất trong cơ sở hạ tầng của Internet. Thông qua hợp đồng với cơ quan quản lý tên miền (như .com hay .info) và công ty đăng ký  tên miền (công ty bán tên miền cho các cá nhân và tổ chức), ICANN  giúp xác định cách thức để mô tả các chức năng và mở rộng của hệ thống tên miền.

Tác giả: Thịnh Trần

Tham khảo: ICANN

Nguồn: webhosting.cyberpartner.vn

Vui lòng ghi rõ nguồn bài viết khi sao chép.

Web Hosting

Công ty TNHH Cyber Partner

Địa chỉ: 58/29 Trương Văn Thành, Hiệp Phú, Quận 9, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 08 6682 5010

Email: support@cyberpartner.vn

Bài viết Tổ chức quản lí Tên Miền ICANN được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Friday, November 11, 2016

Lỗi trong thiết kế website thường mắc phải

Giải pháp toàn diện về web hosting

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì website chính là nơi để bạn giới thiệu bộ mặt công ty của mình đến với khách hàng và đồng thời quảng bá thương hiệu. Đóng vai trò quan trọng là cánh cổng giao tiếp giữa công ty với khách hàng, ngoài mặt nội dung thì hình thức và cách thiết kế website cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự đánh giá của khách hàng dành cho công ty của bạn. Hãy cùng chúng tôi điểm qua một số lỗi trong thiết kế website mà các doanh nghiệp nhỏ thường mắc phải.

  1. Điều hướng kém, bố cục rối rắm

Cái người xem cần ở website của bạn chính là thông tin, nên nếu không tìm thấy thông tin mà họ cần (hay website của bạn có nhưng họ tìm thông tin không ra) thì họ sẽ bỏ đi ngay, kèm theo đó là suy nghĩ công ty cũng tổ chức kém giống như website này vậy. Do đó để khách hàng ở lại trang web của bạn lâu hơn và giúp doanh nghiệp của bạn có nhiều khách hàng hơn thì bạn nên điều hướng trang web rõ ràng và có bố cục hợp lý. Đây cũng là 1 lỗi trong thiết kế website mà các doanh nghiệp nhỏ thường gặp nhất.

loi-trong-thiet-ke-website-hinh-1

Ngoài ra, hệ thống điều hướng còn phải được thiết kế để cho phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Nhiều website sử dụng hệ thống điều hướng hiện đại nhưng nó lại đòi hỏi người xem phải có chút kinh nghiệm để sử dụng thành thạo. Có thể bạn không ngờ rằng kiểu sử dụng một hệ thống điều hướng phức tạp như vậy vô tình đã làm giảm đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng của công ty bạn. Hãy để khách hàng của bạn đến trang web và dễ dàng xem qua tất cả các doanh mục của công ty mà không cần phải suy nghĩ gì cả nhé.

  1. Không tìm thấy nút “Mua hàng”

Bạn đừng quá chú tâm vào vấn đề quảng cáo về sản phẩm mà quên mất rằng nên hướng dẫn khách đến việc mua hàng hoặc liên hệ với công ty. Do vậy tại sao bạn không tạo cho web của mình nút “Mua hàng” để có thể thu nhập cao hơn nhỉ?

Nên thiết kế các nút bấm lớn với màu sắc nổi bật thay vì dòng chữ tẻ nhạt để có thể hướng khách hàng đến với ý muốn của bạn nhé.

  1. Màu sắc và độ tương phản

Thường thì những doanh nghiệp nhỏ sẽ không chú ý đến yếu tố màu sắc và độ tương phản trên website của mình. Điều này sẽ làm cho khách hàng khó đọc và khó tìm thấy thông tin nếu màu chữ và màu nền không được tách biệt rõ ràng, nhất là với những người có thị lực kém.

Ngoài ra, việc thiết kế với màu sắc và độ tương phản đúng cách còn giúp cho trang web trông đẹp và chuyên nghiệp hơn, dễ dàng thu hút người xem và hướng khách hàng đến những nội dung mà bạn muốn gửi gắm.

  1. Nội dung, nội dung và nội dung

loi-trong-thiet-ke-website-hinh-2

Cách bày trí thông tin là vô cùng quan trọng để giúp website của bạn thu hút khách hàng truy cập, và góp phần không nhỏ vào sự thành công của một website.

Đa phần người ta chỉ thích nhìn chứ không thích đọc, họ chỉ lướt qua những cái mà mình quan tâm, trừ những thông tin bắt buộc họ phải xem. Vì vậy thay vì đẩy một tràng thông tin lên trang web thì bạn có thể phân loại nó ra thành từng mục, sau đó lập bảng chỉ mục dẫn đến những phần nhỏ đó.

  1. Nhồi nhét quá nhiều thứ vào 1 trang web

Nhiều doanh nghiệp nhỏ khi thiết kế website thường có ý định cho tất cả thông tin vào cùng một trang web duy nhất. Điều này mới nghe qua có vẻ như tiện dụng, thế nhưng thực tế lại không phải vậy. Vì càng nhồi nhét nhiều thứ vào 1 trang web thì web càng trở nên thiếu chuyên nghiệp, và cái mà người xem thấy được là một mớ lộn xộn và khó đọc.

Với 5 lỗi trong thiết kế website thường gặp ở những trang web nhỏ này, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể khắc phục để mang đến sự bắt mắt và thú vị cho khách hàng khi truy cập vào web của mình.

Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps  phù hợp.

Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

Website: webhosting.cyberpartner.vn

 

Bài viết Lỗi trong thiết kế website thường mắc phải được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Cách chọn tên miền hiệu quả của người khôn ngoan

Giải pháp toàn diện về web hosting

Tên miền hay tiếng anh là domain, là một phần quan trọng của website, là địa chỉ để khách hàng, người dùng truy cập vào blog/website của bạn. Cũng như khiến họ phải nhớ đến bạn. Do đó chúng ta không thể chọn tên miền một cách tùy ý được.

1. Tương lai và khả năng mở rộng thương hiệu

Hãy nghĩ đến việc bạn có muốn thương hiệu của mình phát triển lâu dài, bền vững và tạo ra thu nhập trong tương lai hay chỉ là niềm đam mê, sở thích nhất thời của bản thân. Để xây dựng một thương hiệu website hay blog bạn cần nhiều thời gian hơn, bằng cách chia sẻ nội dung có giá trị, độc giả, người dùng sẽ theo dõi bạn thường xuyên hơn từ đó ta biến họ thành những khách hàng tiềm năng trung thành.

Bạn không thể bỏ công sức, thời gian và thậm chí tiền bạc của mình ra để xây dựng một blog mà không hề có ý định, kế hoạch trong tương lai một cách rõ ràng. Nó sẽ rất dễ khiến bạn nản lòng và bỏ cuộc.

Vì lẽ đó tôi khuyên các bạn nên lựa chọn tên miền nào đó chung chung một chút. Không nên chọn ngách quá nhỏ. Tên miền chung chung không chỉ phục vụ cho sản phẩm, dịch vụ của bạn ở hiện tại mà tương lai có thể mở rộng ra các sản phẩm, dịch vụ khác nữa.

2. Tên miền ngắn, dễ nhớ

Tên miền chứa thương hiệu càng ngắn càng dễ nhớ càng tốt, tuy nhiên phải đảm bảo về mặt ý nghĩa câu từ. Tên miền đẹp chỉ nên có từ 1 đến 63 ký tự.

Người đọc rất ít khi bookmark lại những trang web mà họ chỉ vô tình lướt qua. Họ chỉ có thể nhớ mang máng. Cho nên hãy chọn tên miền theo thương hiệu nhưng dễ nhớ.

3. Tên miền đơn giản nhưng có ý nghĩa

Nếu bạn chọn một tên miền quá phức tạp, khách hàng sẽ khó nhớ được website của bạn, hoặc gõ sai không truy cập được. Và nếu như vậy đối thủ của bạn có tên miền đẹp, đơn giản và ngắn hơn họ sẽ chiếm ưu thế hơn bạn.

Về mặt ý nghĩa, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn tên cho domain. Chọn những từ phải khơi gợi cho người đọc biết rằng trang web của bạn có chủ đề về cái gì khi họ không nhất thiết phải vô trang.

4. Tránh ký tự đặc biệt

Ký tự ở đây bao gồm số và các dấu (-) (+) . Mặc dù tên miền có ý nghĩa nhưng những dấu gạch ngang kia sẽ khiến người dùng ngại gõ vì nó không tiện tay. Và hơn thế nó rất khó nhớ dễ nhầm lẫn. Ngoài ra đối thủ cùng tên miền với tôi nhưng tên miền của họ đẹp hơn họ sẽ chiếm ưu thế, người dùng thích họ hơn.

5. Chọn đuôi tên miền

Nếu làm trang web cho thị trường Việt Nam thì bạn hãy lựa chọn những đuôi .VN hay .COM.VN. Hoặc làm quốc gia nào thì chọn tên miền quốc gia đó. Chọn đuôi tên miền quốc gia ta sẽ được ưu tiên trên công cụ tìm kiếm của quốc gia đó. Giúp bạn nâng cao vị thế thương hiệu của mình hơn.

Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps  phù hợp.

Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

Website: webhosting.cyberpartner.vn

 

Bài viết Cách chọn tên miền hiệu quả của người khôn ngoan được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Thursday, November 10, 2016

6 Quy tắc khi chọn tên miền cho website

Giải pháp toàn diện về web hosting

Để công việc online của bạn ngày càng phát triển mà không chỉ dừng lại ở việc đăng bài buôn bán trên các mạng xã hội thì chắc chắn bạn phải cần thiết kế website bán hàng cho chính mình. Điều này sẽ đem lại những lợi thế cực kì lớn so với các đối thủ của bạn. Bạn có thể tham khảo bài viết Lợi ích của việc thiết kế website. Tuy nhiên trước khi đi vào thiết kế web thì bạn sẽ phải trải qua một công đoạn đó là tìm tên miền cho website của bạn. Vậy bạn phải lưu ý những điều gì để có thể tạo ra một tên miền tốt nhất? Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu tới các bạn 6 quy tắc khi chọn tên miền cho website.

Chon Ten Mien Hay Va Tot Cho Seo Nanoweb 1

Quy tắc 1 : Chọn tên miền ngắn là tốt nhất

Hiện nay để chọn được tên miền ngắn thì khá là khó vì hầu hết các tên miền ngắn như vậy đã được sử dụng. Tuy nhiên hãy cố gắng tạo một tên miền không quá dài dòng. Các nhà tư vấn hàng đầu thế giới luôn khuyến khích một tên miền ngắn cho website vì tên miền ngắn sẽ dễ nhớ hơn.

Quy tắc 2 : Tạo tên miền dễ nhớ

Để chọn được một tên miền mà khi đọc vào khách hàng có thể nhớ mãi tên miền đó là rất khó nhưng không phải là không thể. Bạn hãy thử những tên miền mà phát âm, đánh vần khá dễ hay là chọn những tên miền ngộ nghĩnh cũng sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều.

Quy tắc 3: Tên miền không gây nhầm lẫn

Đừng đặt tên miền của bạn gần giống với của bất cứ website nào cả. Điều này sẽ gây khó khăn cho bạn sau này, thậm chí điều này sẽ có thể gây ra rắc rối cho bạn nếu như  tên miền tương tự đó đã được đăng ký thương hiệu.

Quy tắc 4: Tránh tên miền dễ viết sai

Tránh các tên miền mà có thể gây nhầm lẫn khi khách hàng đánh địa chỉ để truy cập. Tránh để tên miền có hai chữ o hay cả chữ u và  vì khi khách hàng sử dụng họ sẽ đánh hai chữ o thành chữ ô còn chữ u sẽ thành chữ w bạn không nên dùng tên miền quá dài vì đánh nhiều sẽ gây nhầm lẫn. Điều này sẽ còn trở nên tai hại hơn nếu các đối thủ lợi dụng tên miền gần giống bạn để lấy lượng truy cập chuyển hướng về website của họ.

Quy tắc 5: Tên miền phải thể hiện hoạt động của doanh nghiệp

Đây là điều rất khó khăn vì cũng như các tên miền ngắn thì các tên miền gắn với hoạt động của doanh nghiệp cũng đã được đăng kí. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải đặt tên quá sát với hoạt động của doanh nghiệp mình mà chỉ cần tránh kiểu không liên quan giữa tên miền và mặt hàng kinh doanh.

Nếu trong quá trình bạn tìm kiếm tên miền và chọn được một tên phù hợp nhưng đã được sử dụng thì bạn hãy thử đổi đuôi của nó thành .com .vn .org .biz …

Quy tắc 6: Chọn tên miền sao cho phù hợp với đối tượng khách hàng

Ngoài ra bạn cũng cần chọn tên miền theo từng nhóm đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới chia làm ba nhóm đó là :

  • Khách hàng quốc tế: Tất nhiên nhóm khách hàng này sẽ quen với các đuôi .com .org .net
  • Khách hàng trong nước : Khách hàng trong nước thì được khuyên sử dụng đuôi .vn (Hay tuỳ t heo quốc gia của bạn)
  • Khách hàng cả trong và ngoài nước : Với nhóm khách hàng này thì lại tuỳ thuộc vào sản phẩm mà bạn kinh doanh.
  • Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps  phù hợp.

    Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

    Website: webhosting.cyberpartner.vn

     

Bài viết 6 Quy tắc khi chọn tên miền cho website được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Những điều lưu ý khi sử dụng tên miền

Giải pháp toàn diện về web hosting

1. Tôi có thể có bao nhiêu tên miền?
Còn phụ thuộc vào túi tiền của bạn nhưng bạn có thể có bao nhiêu tên miền tuỳ ý. Điều quan trọng là những tên miền này phải có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn.

Bạn có thể đăng ký mỗi tên miền cho mỗi sản phẩm của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải tạo 100 website. Tất cả những gì bạn cần làm là chuyển huớng 99 tên miền còn lại tới một miền chính. Bạn vẫn chưa rõ tại sao lại phải có 100 miền, có đúng vậy không?

Thêm nữa, để các đối thủ cạnh tranh không đăng ký các tên miền giống tên miền của bạn với mục đích ăn theo thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên đăng ký các tên miền với phần mở rộng khác nhau.

Hiện nay do sự phát triển của thương mại điện tử một số công ty kinh doanh bằng cách đầu cơ mua hàng loạt tên miền của các công ty khác sau đó rao bán lại trên mạng với mức giá cao và khi đó nếu công ty bạn không mua lại thì các đối thủ cạnh tranh với công ty bạn chắc cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội vàng này.

2. Có bao giờ xảy ra sự trùng tên miền không?
Tên miền
là địa chỉ duy nhất trên Internet vì vậy không bao giờ có sự trùng nhau. Chúng tôi đã đăng ký địa chỉ  thì sẽ không bao giờ có người khác đăng ký được tên miền này trừ phi chúng tôi không sử dụng nữa.

3. Tên miền dài có khó nhớ và ảnh hưởng đến tốc độ truy cập không?
Tên miền
dài có ý nghĩa không hề khó nhớ và không ảnh hưởng đến tốc độ truy cập. Nhưng để có được sự thuận tiện cho người sử dụng, bạn nên đăng ký tên miền càng ngắn càng tốt. Bởi không phải ai cũng sử dụng thành thạo máy tính. Việc gõ một tên miền dài vào thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu.

4. Sau khi đăng ký, thời gian bao lâu thì tên miền sẽ hoạt động?

Tên miền sẽ hoạt động ngay lập tức sau khi được đăng ký trên mạng Internet với điều kiện được khai báo đúng các bản ghi Web Hosting và Email ngay lúc đăng ký. Nếu không, bạn sẽ cần thời gian khoảng 6 tới 72 giờ. Với các thông tin (tên người sở hữu, địa chỉ, email liên hệ…) của tên miền sẽ cần 24 giờ để có thể tồn tại trên các website kiểm tra tên miền.

Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps  phù hợp.

Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

Website: webhosting.cyberpartner.vn

Bài viết Những điều lưu ý khi sử dụng tên miền được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


So sánh tốc độ giữa SSD server và hdd server

Giải pháp toàn diện về web hosting

VPS SSD là những ổ cứng điện tử, không có bộ phận chuyển động nên các bạn sẽ không tốn nhiều thời gian để máy chủ ssd khởi động. Trong khi đó hdd máy chủ là một ổ đĩa cơ truyền thống chuyển sử dụng các động cơ cơ học để có thể quay các đĩa từ, khi khởi động ổ đĩa sẽ phải mất từ 1- 3 giây để có thể dễ dàng quay và khởi động động cơ này.

Bên cạnh đó thì thời gian truy cập dữ liệu và độ trễ: thời thời gian truy nhập trung bình của ổ HDD server mất 5 – 10 mili giây còn ổ SSD server là từ 3,5 – 10 micro giây. Như vậy chúng ta có thể dễ nhận thấy, tốc độ ổ SSD server nhanh hơn rất nhiều so với ổ HDD server đến cả trăm lần. Với chuẩn giao tiếp Sata 3 hiện nay (băng thông 6Gpbs), những ổ SSD server có thể đạt tốc độ ghi và đọc rất nhanh, lên đến hơn 500MB/giây.

[IMG]
[IMG]

Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps  phù hợp.

Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

Website: webhosting.cyberpartner.vn

Bài viết So sánh tốc độ giữa SSD server và hdd server được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Wednesday, November 9, 2016

Dịch vụ email phổ biến nhất có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng

Giải pháp toàn diện về web hosting

Theo đánh giá, lỗ hổng bảo mật được xếp vào hạng cực kỳ nghiêm trọng này có thể giúp hacker chiếm toàn bộ quyền sử dụng hộp thư Gmail của người dùng.

1591780

Lỗi bảo mật nghiêm trọng này có thể khiến hacker chiếm toàn bộ quyền sử dụng hộp thư Gmail của bất kỳ người dùng nào.

Theo phát hiện mới nhất, nhóm các chuyên gia nghiên cứu về bảo mật tại Pakistan đã tìm ra một lỗ hổng bảo mật mới trong Gmail qua đó có thể giúp hacker dễ dàng tấn công và chiếm toàn bộ quyền sử dụng hộp thư của người dùng.

Lỗi bảo mật vừa được phát hiện này liên quan đến cách mà Google kết nối địa chỉ Gmail chính với một địa chỉ email khác mà người dùng chỉ định và dùng vào mục đích chuyển tiếp thư điện tử.

Theo giải thích từ Ahmed Mehtab, cậu học sinh đã phát hiện ra lỗ hổng bảo mật nói trên, nếu biết được địa chỉ email thứ 2 mà người dùng liên kết với địa chỉ Gmail dự định là đích ngắm, hacker có thể đánh lừa Gmail bằng cách để dịch vụ này gửi thư xác nhận đến một địa chỉ bất kỳ.

Cụ thể hơn, khi kẻ tấn công thiết kế web cố gắng xác nhận quyền sở hữu một địa chỉ email, Google khi đó sẽ phản hồi bằng cách gửi mail cho địa chỉ này. Tuy nhiên, nếu như địa chỉ này không tồn tại, hoặc không thể nhận email từ Google, phản hồi đương nhiên sẽ được hồi chuyển về Google và kẻ tấn công đương nhiên cũng nhận được email thông báo từ Google. Đáng nói là chính thông tin mà Google gửi ngược lại cho hacker đã vô tình để lộ ra mã xác thực của người dùng và kẻ xấu có thể lợi dụng chứng nhận quyền sở hữu địa chỉ email và có thể dùng chính email này để gửi thư như bình thường.

Qua lỗ hổng bảo mật này, kẻ xấu có thể đánh cắp thông tin người dùng Gmail bằng cách chuyển tiếp email từ tài khoản nạn nhân tới tài khoản không được chứng thực. Chưa dừng lại ở đây, nạn nhân còn có nguy cơ bị mất trắng nếu máy chủ SMTP offline, email không tồn tại, không thể tìm thấy, hoặc người nhận có tồn tại nhưng đã chặn người gửi.

Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps  phù hợp.

Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

Website: webhosting.cyberpartner.vn

 

Bài viết Dịch vụ email phổ biến nhất có lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Những điểm khác biệt không thể nhầm lẫn của Cloud Server

Giải pháp toàn diện về web hosting

Máy chủ ảo ngày càng góp phần quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý doanh nghiệp, khi đây là giải pháp mang đến khá nhiều những lợi ích thiết thực. Nhất là sự ra đời của dịch vụ máy chủ ảo đám mây (Cloud Server), máy chủ ảo tiên tiến nhất được tạo nên từ nhiều máy chủ vật lý, hoạt động trên nền hạ tầng điện toán đám mây. Cloud Server thật sự là bước đột phá mới và hữu ích cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp chỉ cần thuê dịch vụ và mọi vấn đề sẽ được nhà cung cấp giải quyết mà doanh nghiệp không cần phải thuê đội ngũ IT, theo đó doanh nghiệp có thể tập trung toàn lực cho việc sản xuất hoặc kinh doanh của mình.


Máy chủ cloud
Song song đó, với dịch vụ Cloud Server doanh nghiệp sẽ được trải nghiệm và cảm nhận những lợi ích như hệ thống hoạt động mạnh mẽ và ổn định, thời gian lưu nhanh chóng gần như là tức thì sau khi ngừng một thao tác, nhờ vào hạ tầng ảo hóa chất lượng từ các nhà cung cấp như Cisco. VMware, Netapp… Dữ liệu được lưu trữ trên hệ thống SAN, luôn được sao lưu và cập nhật liên tục tại 2 điểm onsite và offsite nên dữ liệu luôn có tính sẵn sàng cao, blackup dữ liệu an toàn. Với nhiều hệ điều hành mẫu cùng giao diện thân thiện sẽ giúp việc quản lý dễ dàng hơn và nhất là có thể quản lý từ xa.

Máy chủ chất lượng
Thuê server Cloud còn được khách hàng tin dùng khi có khả năng mở rộng cũng như thu hẹp tạo nguyên dễ dàng và không bị giới hạn, dữ liệu luôn được bảo mật an toàn. Kết hợp với máy chủ VPS sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí khi được miễn phí tất cả những chi phí đầu tư ban đầu, chi phí sử dụng thấp khi doanh nghiệp chỉ phải chi trả cho đúng những tài nguyên mà doanh nghiệp dùng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí tối đa. Bên cạnh đó, Cloud Server còn được khởi tạo, nâng cấp nhanh chóng chỉ trong khoảng 10 phút.

Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps phù hợp.

Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

Website: webhosting.cyberpartner.vn

Bài viết Những điểm khác biệt không thể nhầm lẫn của Cloud Server được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Các hãng Internet viết lại hệ thống chặn tin tặc

Giải pháp toàn diện về web hosting

Cơ quan chuyên nghe lén của tình báo Anh (GCHQ ) đang đưa ra yêu cầu đối với các hãng cung cấp dịch vụ Internet phải thay đổi các giao thức vốn có nhằm ngăn chặn tin tặc sử dụng máy tính để thực hiện các cuộc tấn công mạng.

GCHQ là cơ quan của chính phủ Anh cho biết, họ đang có kế hoạch hợp tác với các hệ thống mạng như BT và Virgin Media để viết lại các chuẩn Internet nhằm hạn chế sự giả mạo – đây là một kỹ thuật cho phép tin tặc mạo danh máy tính khác và sử dụng chúng để thực hiện các cuộc tấn công mạng vô danh.

Như các vụ tấn công từ chối dịch vụ phân tán (DdoS) có vận dụng kỹ thuật nói trên để thực hiện các vụ tấn công mạng trong vòng 02 tuần qua khiến hàng trăm website, bao gồm các các trang nổi tiếng như Netflix, eBay… rơi vào tình trạng ngừng hoạt động.

Theo Giám đốc kỹ thuật của GCHQ, các hệ thống máy chủ của Anh không thể tham gia vào các vụ tấn công DDoS và các chuyên gia kỹ thuật của nước này có thể nâng cấp cơ sở hạ tầng mạng Internet thông qua việc thay đổi các ISP và CSP (Nhà cung cấp dịch vụ Internet hay Nhà cung cấp dịch vụ nối mạng ).

Kế hoạch trên sẽ bao gồm cả việc thay đổi các chuẩn giao thức định tuyến (BGP) và giao thức báo hiệu số 7 (SS7) vốn đã được sử dụng hàng thập kỷ qua và khá phổ biến trên các tuyến lưu lượng. GCHQ muốn các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải ngăn chặn khả năng tái định tuyến lưu lượng truy cập trên toàn nước Anh, đồng thời ngăn chặn tin tặc gửi tin nhắn lừa đảo.

Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Internet Service (ISPA) – cơ quan đại diện các ISP, bày tỏ thái độ hoài nghi, cho rằng GCHQ đã áp dụng khẩu hiệu “chúng tôi có thể khắc phục sự cố này dễ dàng” nhằm tiếp cận đến những hệ thống phức tạp và có tính chất lịch sử.

Các chuyên gia nghiên cứu bảo mật đã cảnh báo rằng, những thay đổi trên có thể đe dọa đến sự ổn định của lưu lượng truy cập Internet tái định tuyến và không có khả năng ngăn chặn các cuộc tấn công DDoS.

Cũng theo các chuyên gia công nghệ, Cơ quan GCHQ không thực sự tin tưởng vào ngành công nghệ mạng nước này. Sở dĩ cơ quan này muốn các nhà cung cấp dịch vụ Internet viết lại hệ thống chặn tin tặc là nhằm mục đích nâng cao khả năng giám sát của mình đối với hệ thống của các nhà cung cấp. Và nước Anh cũng sẽ không chặn được các cuộc tấn công DDoS một cách đơn lẻ, vì như thế là đẩy vấn đề nổi cộm sang các quốc gia khác.

Tuần vừa qua, nước Anh cũng đã công bố triển khai chiến lược an ninh mạng trong vòng 05 năm của chính phủ với giá trị lên đến 1,9 tỷ bảng Anh nhằm tăng cường bảo mật cho hệ thống máy tính, bao gồm cả việc đề ra các quy định tạo ra một bức tường lửa quốc gia.

Một cuộc tấn công từ chối dịch vụ (tấn công DoS – Viết tắt của Denial of Service) hay tấn công từ chối dịch vụ phân tán (tấn công DDoS – Viết tắt của Distributed Denial of Service) là một nỗ lực làm cho những người dùng không thể sử dụng tài nguyên của một máy tính. Mặc dù phương tiện để tiến hành, động cơ, mục tiêu của tấn công từ chối dịch vụ có thể khác nhau, nhưng nói chung nó gồm có sự phối hợp, sự cố gắng ác ý của một người hay nhiều người để một trang, hay hệ thống mạng không thể sử dụng, làm gián đoạn, hoặc làm cho hệ thống đó chậm đi một cách đáng kể với người dùng bình thường, bằng cách làm quá tải tài nguyên của hệ thống. Thủ phạm tấn công từ chối dịch vụ thường nhắm vào các trang mạng hay server tiêu biểu như ngân hàng, cổng thanh toán thẻ tín dụng…

Người ta ước tính rằng các cuộc tấn công DDoS có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại lên đến 40.000 USD cho mỗi vì trang web của họ rơi vào tình trạng rớt mạng. Thiệt hại có thể còn cao hơn thế, nếu các cuộc tấn công kéo dài và lan rộng ra các mạng khác. Ví dụ, cuộc tấn công mới đây nhất xảy ra với Dyn – một trong số ít nhà cung cấp “máy chủ tên miền” tại Mỹ cho hàng loạt các website lớn như Twitter, Netflix, Spotify, Airbnb, Reddit, Etsy, SoundCloud và The New York Times… khiến chúng trở nên tê liệt hoàn toàn, tổn thất của vụ này là không thể tính toán hết.

Hoàng Thanh (theo Telegraph)

Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps  phù hợp.

Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

Website: webhosting.cyberpartner.vn

Bài viết Các hãng Internet viết lại hệ thống chặn tin tặc được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn


Sự khác nhau giữa hosting và máy chủ ảo

Giải pháp toàn diện về web hosting

1. Hosting

– Hosting: Là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình. Dịch vụ này là một lựa chọn kinh tế cho nhiều người chia sẻ tổng chi phí bảo trì thuê máy chủ

– Free web hosting: Free web hosting là một dịch vụ lưu trữ miễn phí, thường được quảng cáo hỗ trợ. Free Hosting thường sẽ cung cấp một tên miền phụ hoặc một thư mục hoặc bạn có thể sử dụng tên miền của chính mình và cần một vài điều kiện kèm theo. Ngược lại, dịch vụ thu phí thường sẽ cung cấp một tên miền cấp thứ hai cùng với các máy chủ. Nhiều máy chủ miễn phí không cho phép sử dụng tên miền riêng. Hosting miễn phí bị một số nước chặn không cho sử dụng như Trung Quốc.

Email hosting: Email hosting là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch vụ email miễn phí hỗ trợ email hay webmail miễn phí. Doanh nghiệp thường chạy các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (Email hosting) theo tên miền của họ để tăng uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email hosting cho phép tùy chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản

– Reseller hosting: Reseller hosting là một hình thức lưu trữ của máy chủ web mà chủ sở hữu tài khoản có khả năng sử dụng tài khoản của mình để phân bổ lại ổ cứng lưu trữ và băng thông để lưu trữ các trang web thay mặt cho bên thứ ba. Các đại lý mua một phần không gian trên máy chủ sau đó họ bán cho khách hàng thu lợi nhuận

– Windows hosting: Là một dịch vụ lưu trữ, cho rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Windows Sever kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mền chia hosting như Hosting Controller, Plesk.

– File hosting: File hosting là dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến, được thiết kế đặc biệt để lưu trữ các nội dung tĩnh, điển hình là các tập tin lớn mà không phải là các trang web. Thông thường họ cho phép truy cập qua giao thức FTP được tối ưu hóa phục vụ cho nhiều người sử dụng

máy chủ ảo VPS ( viết tắt của cụm từ Vitual Private Server), đây là dạng máy chủ đực tạo ra bằng phương pháp chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau và có những tính năng tương tự như máy chủ dùng riêng. Và nó được chạy dưới tài nguyên từ máy chủ vật lý ban đầu. Vậy máy chủ khác với hosting như thế nào? VPS được tạo ra nhờ công nghệ ảo hóa, số lượng của VPS luôn thấp hơn nhiều so với số lượng hosting cùng cài đặt trên cùng một hệ thống server nên nó sẽ ược ổn định hơn so với dùng hosting hơn nữa hiệu suất sử dụng tài nguyên luôn luôn vượt trội hơn so với hosting.

Dịch vụ cho  thuê máy chủ ảo sẽ rất phù hợp để xây dựng các hệ thống Mail Server, Web Server, Backup/Storage Server… dùng riêng hoặc truyền tải file dữ liệu giữa các chi nhánh với nhau một cách nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật; dễ dàng nâng cấp tài nguyên và tái tạo lại hệ điều hành khi gặp sự cố hệ thống với thời gian thực hiện rất nhanh mà không cần cài đặt lại từ đầu.

Máy chủ ảo được coi như một giải pháp dung hòa giữa hosting và máy chủ riêng (dedicated server) theo cả khía cạnh chi phí và cách thức vận hành. Vì vậy đây là giải pháp phù hợp cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn có một hệ thống máy chủ riêng biệt, toàn quyền quản lý với chi phí thấp.
Các ưu diểm khi dùng máy chủ ảo
– Toàn quyền quản lý với tính năng như một máy chủ độc lập
– Dễ dàng nâng cấp tài nguyên mà không làm gián đoạn dịch vụ
– Tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ.
– Độ ổn định và bảo mật cao.
– Cài đặt lại hệ điều hành nhanh, chỉ từ 5-10 phút
– Quản trị từ xa, cài đặt các phần mềm và ứng dụng theo nhu cầu.

Bạn cần tìm hiểu, tư vấn lựa chọn tên miền, Domain, Hosting, Email, Server/Vps  phù hợp.

Liên hệ: Mr.Thịnh – support@cyberpartner.vn

Website: webhosting.cyberpartner.vn

Bài viết Sự khác nhau giữa hosting và máy chủ ảo được trích dẫn từ website webhosting.cyberpartner.vn